6 Phương pháp phòng trị bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò

09/08/2021
6 Phương pháp phòng trị bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò

Bệnh VDNC gây thiệt hại lớn về kinh tế do sản lượng sữa giảm mạnh, giảm khả năng sinh sản, tổn thương da, giảm tăng trọng, có thể gây sảy thai vô sinh, và có thể chết. Bệnh VDNC gây hạn chế về thương mại và thị trường do việc cấm buôn bán gia súc, hàng hóa.

Để hiểu rõ về bênh Viêm da nổi cục trên bò, mọi người có thể  tham khảo qua bài viết sau: “Tìm hiểu bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò”

Nhận định thấy bệnh VDNC này ảnh hưởng lớn đến thị trường chăn nuôi bò và thương mại, nên Vitapha đã gấp rút nghiên cứu giải pháp để phòng & trị dứt điểm căn bệnh này. Dưới đây là các phương pháp đã được Vitapha áp dụng thành công  trên nhiều trại chăn nuôi bò và tự tin chia sẻ lại giải pháp với nhà chăn nuôi.

6 Phương pháp phòng trị bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò:

1.Thực hiện an toàn sinh học trong chăn nuôi trâu, bò:

+ Không chăn thả lang khi địa phương đã xảy ra dịch mà chỉ nuôi nhốt trong chuồng.

+ Không mua bò về nuôi từ các vùng có dịch.

+ Phun các loại thuốc diệt ruồi, muỗi trong khu vực chuồng trại.

+ Diệt ve, rận MEBI- TAKTIC ( NEW )  100ml/ 50 lít nước, phun ướt bò, lặp lại khi thấy ve còn tồn tại.

+ Tẩy các loại giun, sán FENBEN - SAFETY 1g/ 10 kg bò.

+ Phun sát trùng khu vực nuôi, chuồng trại 1- 2 lần/ tuần bằng các loại sau: ALL CID 2ml/ 1 lít nước hoặc MEBI- IODINE 2ml/ 1 lít nước hoặc ALL CID 2ml/ 1 lít nước, phun lúc sáng sớm hoặc chiều tối.

2. Thực hiện tiêm vaccine phòng ngừa bệnh viêm da nổi cục

3. Chăm sóc nuôi dưỡng:

– Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất MEBIMIX VỖ BÉO BÒ 1g/ kg thức ăn tinh, trộn suốt quá trình nuôi.

– Bổ sung thêm BIOLACTYL WS 2g/ kg thức ăn để tăng cường tiêu hoá thức ăn thô xanh, tăng cường sức đề kháng cho bò.

– Tách bò bị bệnh ra khu vực riêng.

– Chuồng trại luôn giữ thông thoáng, khô ráo và sạch sẽ.

4.Hỗ trợ điều trị và chống phụ nhiễm:

–  Phun sát trùng trực tiếp lên bò và khu vực chuồng nuôi 2 – 3 lần/ tuần để giảm áp lực vi rút:

MEBI- IODINE 5ml/ lít nước hoặc ALL CID 5ml/ lít nước.

–  Sát trùng vết loét MEBI- IODINE 2ml/ lít nước, phun trực tiếp lên vết loét 2 lần/ ngày.

–  Hạ sốt, kháng viêm, giảm đau: FENAC INJ 1ml/ 20kg thể trọng, tiêm 5 ngày.

5.Chống nhiễm trùng bằng 1 trong 2 loại kháng sinh sau:

  • CEFO LA 1ml/ 30kg thể trọng, tiêm lặp lại sau 48h
  • GENTAMOX LA 1ml/ 25kg thể trọng, tiêm lặp lại sau 36h

6. Tăng cường trợ sức, trợ lực:

Dùng BUTASAL INJ 1ml/ 25 kg thể trọng, tiêm 5 ngày liên tục hoặc 7B VIP 1ml/ 25 kg thể trọng, tiêm 3 – 5 ngày liên tục.

Tăng cường mau lành vết loét ADE INJ 1ml/ 30 kg thể trọng, tiêm 3 ngày liên tục.

Phát hiện và điều trị sớm bệnh sẽ giúp vật nuôi hồi phục tốt và nhanh hơn, phòng chống lây lan bệnh sang đàn khác. Hiện nay, Mebipha đã áp dụng điều trị thành công cho các đàn bò của hàng trăm trại chăn nuôi tại nhiều tỉnh thành.

Tham khảo thêm tại www.vitapha.com.vn và hotline 0948 810 808