-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tìm hiểu bệnh Viêm da nổi cục trên Trâu Bò
09/08/2021
Bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò xuất hiện từ khoảng tháng 10/2020 tại nhiều tỉnh thành phía Bắc, chỉ sau vài tháng đã lan rộng ra hơn 20 tỉnh, thành và bệnh đang có chiều hướng gia tăng, lây lan dần vào các tỉnh phía Nam, gây nhiều nỗi lo lắng cho nhiều nhà chăn nuôi trâu, bò.
Nguyên nhân gây bệnh viêm da nổi cục
Bệnh viêm da nổi cục (VDNC) (tên tiếng Anh là Lumpy Skin Disease, viết tắt là LSD), còn được gọi là bệnh viêm da nổi cục truyền nhiễm hoặc bệnh da sần gây ra trên trâu, bò. Bệnh truyền nhiễm do một loại vi rút thuộc họ Poxviridae (giống Capripoxvirus, cùng chi với virus gây bệnh đậu trên dê, cừu). Bệnh VDNC không truyền lây từ động vật sang người.
Triệu chứng và bệnh tích
+ Triệu chứng:
Thời gian ủ bệnh từ 4-14 ngày, trâu, bò có triệu chứng sốt cao (lên đến 40-41,50C), ủ rũ, bỏ ăn, chảy nước mắt, nước mũi, tiết nhiều nước bọt. Trên da xuất hiện nhiều nốt sần có đường kính từ 1-5cm, hình tròn, cứng, rắn chắc, nhô cao. Các nốt sần xuất hiện trên da, lưng, chân, mắt, niêm mạc miệng, mũi, bầu vú, mông…
+ Bệnh tích:
Các nốt sần có thể bị hoại tử, xơ hóa tồn tại trong vài tháng để lại sẹo. Trên màng nhầy của miệng, đường tiêu hóa, khí quản, phổi có thể xuất hiện các mụn nước, nốt loét.
Viêm xuất huyết ở màng phổi, nốt trong phổi; xuất huyết ở lách, gan, thận, tim và não, màng não. Trên bò cái có hiện tượng giảm sản lượng sữa, viêm vú, có thể sảy thai; trên bò đực có hiện tượng sưng tinh hoàn, viêm tinh hoàn, có thể bị vô sinh.
Xuất hiện nhiều nốt sần trên da, lưng, mắt…của bò
Phương thức truyền lây bệnh
Đường truyền lây chủ yếu qua côn trùng đốt như muỗi, ruồi, ve; bệnh cũng có thể lây truyền do quá trình vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh, sử dụng chung máng uống, khu vực cho ăn, sữa, tinh dịch và qua tiếp xúc trực tiếp, cũng có thể lây từ thức ăn và nước ô nhiễm, sử dụng chung kim tiêm với gia súc bị nhiễm bệnh.
Dịch bệnh xảy ra vào những tháng ấm, chủ yếu vào các thời điểm khí hậu ẩm ướt, khi côn trùng hoạt động mạnh và phong phú nhất. Tỷ lệ mắc bệnh VDNC và tỷ lệ tử vong có thể thay đổi tùy theo khu vực, giống gia súc, tình trạng miễn dịch quần thể, sự hiện diện của côn trùng và tính nhạy cảm của vật chủ. Trong khu vực đang có dịch bệnh, tỷ lệ mắc bệnh thường khoảng 20-30% và tỷ lệ tử vong thấp từ 1-5%.
Bệnh VDNC gây thiệt hại lớn về kinh tế do sản lượng sữa giảm mạnh, giảm khả năng sinh sản, tổn thương da, giảm tăng trọng, có thể gây sảy thai vô sinh, và có thể chết. Bệnh VDNC gây hạn chế về thương mại và thị trường do việc cấm buôn bán gia súc, hàng hóa.
Tỷ lệ mắc bệnh VDNC là 20%-30%, tỷ lệ chết 1%-5%
Nhận định thấy, bệnh VDNC này ảnh hưởng lớn đến thị trường chăn nuôi bò và thương mại, nên Vitapha đã gấp rút nghiên cứu giải pháp để phòng & trị dứt điểm căn bệnh này. Dưới đây là các phương pháp đã được Vitapha áp dụng thành công trên nhiều trại chăn nuôi bò và tự tin chia sẻ lại giải pháp với nhà chăn nuôi.
Mọi người tham khảo giải pháp qua bài viết sau:
Các tin khác
- 6 Phương pháp phòng trị bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò 09/08/2021
- Chăn nuôi 2020 đối diện nhiều thách thức và cơ hội 13/02/2020
- Chương trình tham quan thực tế môn học Dược Thú Y của trường ĐH HUTECH tại Nhà máy MEBIPHA 22/11/2019
- Chúc mừng 108 doanh nghiệp đạt danh hiệu "sản phẩm và dịch vụ tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh" năm 2019 23/09/2019